‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 45: Vừa chuyển đến chỗ trọ, Ngọc bị đòi nợ
Chương trình này hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành thể dục thể thao (TDTT) 27.3.1946 - 27.3.2024, nhằm đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào khỏe để xây dựng đất nước.Dân khổ khi công trình sửa đường quá ngổn ngang
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
Đặc quyền thưởng thức 'siêu' ẩm thực cho hội viên Marriott Bonvoy tại Việt Nam
Tối 13.2, bà Trần Thị Mỹ Diệp, Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp (H.Tuy Phước, Bình Định), cho biết thông tin một học sinh lớp 3 Trường tiểu học số 2 Phước Hiệp bị bắt cóc đang lan truyền trên mạng xã hội Facebook là sai sự thật.Sáng cùng ngày, tài khoản mạng xã hội Facebook của một cá nhân đăng tải thông tin nói trên. Sau đó, nhiều tài khoản mạng xã hội khác cũng chia sẻ, lan truyền câu chuyện này khiến dư luận xôn xao, lo lắng.Cụ thể, thông tin trên mạng xã hội Facebook cho rằng: "Sáng nay, có một số người lạ mặt đi ô tô mang biển số TP.HCM đậu trước cổng Trường tiểu học số 2 Phước Hiệp và người trên ô tô có hành vi tiếp cận và kéo tay 1 học sinh của trường này lên xe (chưa rõ mục đích), nhưng sau đó em học sinh này đã thoát ra được. Vụ việc đã được báo cho UBND xã và Phòng GDĐT nắm bắt...".UBND xã Phước Hiệp đã chỉ đạo lực lượng công an xã và các đơn vị liên quan vào cuộc, khẩn trương làm rõ. Theo Công an xã Phước Hiệp, khoảng 9 giờ ngày 13.2, đơn vị này nhận được phản ánh của bà Mai Thị Vinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 Phước Hiệp, về nghi vấn bắt cóc học sinh xảy ra tại trường vào thời điểm khoảng 8 giờ 25 cùng ngày. Công an xã Phước Hiệp triển khai ngay lực lượng để xác minh vụ việc.Bà Mai Thị Vinh cho biết, trong giờ ra chơi, nghe giáo viên phản ánh có học sinh tên V.L.T.A, học lớp 3A, khóc la trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Sau khi hỏi han, học sinh này trình bày có mấy người lạ đi trên ô tô dụ dỗ cho bánh kẹo rồi kéo cháu lên xe đậu trước cổng trường. Khi bị kéo vào xe, cháu A. thấy có thêm một bạn học sinh đang bị trói hai tay, bịt miệng ngồi trên xe. Lúc này, cháu A. vùng vẫy thoát ra được và kéo thêm được bạn học sinh trên xe cùng bỏ chạy.Công an xã Phước Hiệp đã làm việc với học sinh V.L.T.A (có sự chứng kiến của đại diện gia đình). Qua làm việc, cháu A. khẳng định không có sự việc bị bắt cóc như cháu đã kể với cô giáo.Cháu A. kể, sáng 13.2, trong giờ ra chơi, cháu A. đứng ở khu vực cổng trường (đứng phía bên trong cổng) thì thấy có mấy người ngồi trên ô tô đậu bên ngoài cổng trường. Lúc này, một người chỉ tay về phía cháu A. nên cháu sợ hãi, chạy về lớp, khóc và tự bịa ra câu chuyện bị người lạ dụ dỗ cho bánh kẹo, bắt cóc. Khi về nhà, cháu tiếp tục kể câu chuyện này cho người thân nghe. Cháu A. cho biết lý do bịa ra câu chuyện nói trên là do trước đó được người lớn hướng dẫn cách phòng ngừa thủ đoạn bắt cóc trẻ em. Khi thấy có người ngồi trên ô tô chỉ tay về phía mình, cháu nghĩ đây là những người chuyên bắt cóc trẻ em nên đã tự bịa ra câu chuyện như vậy. Ngoài ra, công an cũng xác minh đối với ô tô hiệu Fortuner BS 51F đậu trước cổng trường và những người đi trên ô tô này vào sáng 13.2.Theo kết quả xác minh, sáng 13.2, ông P.T.H, giám đốc một doanh nghiệp ở xã Phước Hòa (H.Tuy Phước) đến cơ sở Sơn Hà (ở xã Phước Hòa) thuê xe kèm tài xế chở vào thôn Xuân Mỹ (xã Phước Hiệp) để giải quyết công việc liên quan đến đất đai. Khi tới địa điểm cần làm việc, do không có chỗ đậu xe nên ông H. xuống đi bộ, còn 1 nhân viên của ông H. và tài xế xe 51F – 373… chạy xe tới đậu gần cổng Trường tiểu học số 2 Phước Hiệp.Ông H. làm việc xong lúc khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, đi bộ lên chỗ đậu xe để tiếp tục đi công việc. Cả 3 người đều không biết sự việc gì xảy ra vào sáng 13.2 tại cổng Trường tiểu học số 2 Phước Hiệp cho đến khi được Công an xã Phước Hiệp mời làm việc.
Từ ngày 2.1, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh (UEH Shuttle bus) với 5 tuyến xe phục vụ cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường. Đáng chú ý, lộ trình mới của dịch vụ xe buýt nhanh có trạm dừng kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1, hỗ trợ người lao động và người học của trường sử dụng hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng.Lộ trình chi tiết như sau:Tuyến 1: Khởi hành từ khu vực Bến xe miền Đông → Trạm 291A Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 85 Đinh Bộ Lĩnh → Trạm 49 Bạch Đằng → Nhà chờ Xô Viết Nghệ Tĩnh → Nhà chờ Sân vận động Hoa Lư → 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 2: Khởi hành từ Đầm Sen → Nhà chờ Bệnh viện Trưng Vương (Sân vận động Phú Thọ) → Trạm 635 đường 3/2 → UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 3: Khởi hành từ 1 Võ Văn Tần → Trạm metro Bến Thành (lối ra tại cửa số 4) - đón tại trạm xe buýt Trường THPT Ernst Thälmann → Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 4: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → Ký túc xá Nguyễn Chí Thanh → UEH Nguyễn Văn Linh.Tuyến 5: Khởi hành từ UEH Nguyễn Tri Phương → UEH Nguyễn Văn Linh.Như vậy, lộ trình của UEH Shuttle bus sẽ có 2 tuyến bổ sung trạm dừng Bến Thành kết nối với metro số 1. Theo đại diện nhà trường, việc kết nối với metro số 1 không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm giao thông hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. UEH Shuttle bus là dịch vụ xe buýt nhanh với các tuyến, chuyến và trạm dừng được thiết kế riêng biệt dành cho viên chức và sinh viên của ĐH Kinh tế TP.HCM trong việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cơ sở Nguyễn Văn Linh, với mức giá 5.000 đồng/lượt.Trước đó, ngày 22.12.2024, TP.HCM chính thức khai trương tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên). Tuyến metro số 1 bắt đầu từ ga Bến Thành (Q.1), di chuyển qua các ga: Nhà hát thành phố, Ba Son, Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, ĐH Quốc gia TP.HCM, ga Bến xe Suối Tiên. Tổng thời gian di chuyển khoảng 30-32 phút (tính cả thời gian dừng ở các ga). Thời gian di chuyển giữa các ga 1-2 phút.Với hành trình trên, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ nằm gần các tuyến đường này đều có thể sử dụng metro để đi lại từ nhà tới trường hoặc giữa các cơ sở đào tạo.Để thuận tiện cho việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng này, TP.HCM có khoảng 150 chiếc xe buýt điện phục vụ cho 17 tuyến mới kết nối cho tuyến metro số 1. Lộ trình 17 tuyến xe buýt điện đưa khách đến các nhà ga metro:Trong 17 tuyến xe buýt điện, có 2 tuyến kết nối với ga ĐH Quốc gia TP.HCM, phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên, người dân tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM, gồm tuyến số 164 và 166.Ngoài ra, Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) cũng đã thông tin các tuyến xe buýt truyền thống kết nối với ga metro số 1.
Israel tiêu diệt phó chỉ huy đơn vị tên lửa và rốc két của Hezbollah?
Bên cạnh công việc chính thức, vào mỗi dịp tết nhiều người còn duy trì thêm việc tay trái. Với nhiều người, công việc này vừa giúp họ thỏa mãn đam mê nhưng vừa có thể mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần mức lương từ công việc chính thức.Khi nhu cầu mua sắm các sản phẩm handmade về để trang trí, làm quà tặng tăng cao, thì đây chính là thời điểm mà nhiều bạn trẻ được dịp khởi nghiệp từ chính đôi tay khéo léo của mình. Gắn bó với công việc làm những chậu hoa chưng tết thủ công được 2 năm nay, chị Hoàng Thị Giang (32 tuổi), ngụ tại Q.tân Phú (TP.HCM), cho biết đây là công việc tay trái giúp chị kiếm thêm thu nhập. “Mình làm vì đam mê nhưng may mắn lại được khách hàng yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Mình làm sản phẩm hoa handmade quanh năm nhưng bán được nhất là vào dịp tết. Hiện tại, mình có rất nhiều loại hoa để phục vụ nhu cầu chưng tết của mọi người, như: đào, mai, mẫu đơn, ly kép”, chị Giang cho hay.Chị Giang cho biết dù là công việc tay trái nhưng vào mỗi mùa tết có thể kiếm được số tiền gấp 2 - 3 lần tiền lương 1 tháng của công việc chính thức. Mỗi sản phẩm được chị Giang bán với giá từ 25.000 đồng - 3 triệu đồng. “Nếu là giá hoa lẻ thì từ 25.000 - hơn 100.000 đồng/cành, còn giá một chậu hay một bình hoa hoàn chỉnh thì dao động từ 200.000 - 1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiều khách đặt làm sản phẩm theo yêu cầu có giá từ 2 - 3 triệu đồng”, chị Giang nói. Hiện tại, dù chưa thể tổng kết tất cả sản phẩm đã bán ra trong dịp tết năm nay, nhưng chị Giang cho biết chỉ riêng loại mai chậu đã bán hơn 20 sản phẩm. Chậu nhỏ nhất có giá 750.000 đồng và to hơn 1 m thì có giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, để kiếm được số tiền đó không phải là điều dễ dàng. “Vì số lượng khách đặt hàng nhiều nên mỗi ngày sau khi đi làm về mình đều thức làm đến 2 - 3 giờ sáng, không có thời gian rảnh. Hiện tại mình còn đơn hàng hơn 10 cây mai chưa trả cho khách. Năm ngoái mình có muốn thêm người phụ nhưng năm nay chỉ làm một mình nên bắt đầu từ bây giờ mình đã ngừng nhận những đơn ở xa vì sợ giao không kịp”, chị Giang chia sẻ. Tương tự, cũng kiếm được tiền triệu vào mỗi dịp tết nhờ làm hoa handmade, Lâm Kim Thy (29 tuổi), ngụ tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Dù là công việc tay trái nhưng mình làm và bán quanh năm. Vào dịp tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên mình có thể kiếm được khoảng 13 triệu đồng. Còn các tháng khác thì khách đặt trước mình mới làm, thu nhập thấp nhất rơi vào khoảng 4 triệu đồng”.Vào mùa tết, Thy chủ yếu làm hoa sen, mai, đào. Những sản phẩm này có thể được cắm trong bình hoặc trồng trong chậu. Một sản phẩm được Thy bán với giá từ 50.000 - 1 triệu đồng. Thy cho biết ban đầu chỉ làm hoa handmade để chưng trong nhà, nhưng vì thành phẩm làm ra khá đẹp nên thử bán và được mọi người ủng hộ khá nhiều nên đây trở thành công việc tay trái của cô nàng. “Mình xem hướng dẫn trên mạng rồi mua kẽm nhung về tập làm theo. Làm nhiều lần đến khi nào ra sản phẩm ưng mắt mới thôi. Tùy mỗi người sẽ thấy khó hay dễ, vì mình thích đồ handmade nên làm một cách say mê, không thấy khó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó, kiên trì”, Thy cho hay.Trần Thị Hoài My (27 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), cho biết một chậu bon sai handmade được bán với giá từ 600.000 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. “Cần có sự tỉ mỉ, có tay nghề và kỹ thuật làm hoa handmade. Ngoài ra, phải chọn kẽm có chất lượng tốt thì thành phẩm mới đẹp”, My nói.Gắn bó với công việc làm hoa handmade được hơn 10 năm nay, chị Lương Ngọc Trinh (34 tuổi), ngụ tại xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết làm đồ handmade cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Theo chị, muốn làm ra sản phẩm đẹp và giống như thật thì phải đặt cái tâm và thả hồn vào sản phẩm. “Với hoa giấy mình phải tự nhuộm màu, sau đó cắt rồi uốn từng cánh và ghép chúng lại với nhau, vì làm thủ công 100% nên rất lâu. Nhưng bù lại những sản phẩm handmade có thể chưng được trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm”, chị Trinh nói. Chị Trinh cho biết kinh doanh sản phẩm hoa handmade quanh năm, ai thích hoa gì thì bán hoa đó. Với hoa kẽm nhung, chị bán với giá từ 50.000 đồng, hoa giấy từ 7.000 - 20.000 đồng/1 bông. Còn lẵng hoa thì từ 250.000 đồng trở lên.